Top 3 vật dụng không nên tái chế trong vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ nằm ở thực phẩm có bẩn hay không, thực phẩm có chất lượng hay không mà việc tái sử dụng những vật dụng đã cũ cũng làm cho vấn đề này trở nên khó giải quyết hơn. Vậy thì những vật dụng nào bạn không nên tái sử dụng để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn.

1.Không tái sử dụng đồ nhựa

Nhiều gia đình có thói quen dùng lại những sản phẩm đồ nhựa mà đã được khuyến cáo là chỉ nên dùng một lần. Vì sao?

vệ sinh an toàn thực phẩm
Không tái sử dụng đồ nhựa. Nguồn: ATVSTP

Thứ nhất, họ cho rằng đó là tiết kiệm vì sử dụng cũng không mang lại hậu quả gì đáng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đó chỉ là cái lợi trước mắt mà thôi. Những loại đồ nhựa này khi tái sử dụng sẽ chưa mang lại hậu quả tức thì. Nhưng nếu sử dụng lâu dài thì sức khỏe của bạn sẽ bị đe dọa thật sự đấy.

Thứ 2, họ cho rằng chỉ cần rửa sạch là có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trên thực tế thì những loại nhựa này chỉ có thể sử dụng được một lần mà thôi. Nếu sử dụng cho những lần tiếp theo thì những chất có hại có thể được tiết ra và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như nhiều cơ quan khác trong cơ thể con người.

2. Không tái sử dụng nồi hay vật dụng nấu ăn được làm bằng nhôm

Kim loại nhôm được sử dụng để làm đồ dùng nấu ăn trong gia đình chúng ta được chia làm 2 loại. Đó là nhôm cao cấp và nhôm tái sử dụng.

Không tái sử dụng nồi hay vật dụng nấu ăn được làm bằng nhôm
Không tái sử dụng nồi hay vật dụng nấu ăn được làm bằng nhôm

Đối với những loại nhôm cao cấp thì không gây hại cho người sử dụng nhưng đối với những loại nhôm tái sử dụng thì bạn nên xem lại đấy nhé. Đây là loại nhôm được hình thành từ kim loại nhôm cũ.

Vì thế, khi nấu ăn và tiếp xúc với nhiệt độ cao thì chất nhôm có trong sản phẩm tái sử dụng này sẽ ngấm vào thức ăn. Điều này không ai dám đảm bảo cho bạn là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cả.

Cũng có không ít trường hợp ăn nhiều chất nhôm này có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta. Vì thế, đừng nên ham rẻ mà hãy chọn những sản phẩm chất lượng để tình trạng ngộ độc thức ăn không còn đe dọa chúng ta được nữa.

3.  Không sử dụng sách báo để bọc thức ăn

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh ổ bánh mì được bọc bằng sách báo, những món ăn vặt được bọc bằng sách báo hay những món ăn khác cũng có hình thức bọc tương tự.

Có thể nhỏ thôi, bạn nghĩ nó sẽ không gây hại, không ảnh hưởng gì đến vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng thực chất là bạn đã nhầm. Trong sách báo tất nhiên phải có mực in. Mà mực in thì chứa rất nhiều chì. Khi lượng chì này thấm vào cơ thể sẽ rất có hại cho cơ thể.

Đấy là lý do lý giải vì sao ăn vặt vỉa hè lại không đảm bảo vệ sinh và hay bị ngộ độc thức ăn. Nhiều trường hợp không phải do thực phẩm bẩn mà là do tái sử dụng sách báo nên mới gây hại như vậy.

Hi vọng với những chia sẻ như trên thì bạn sẽ có những biện pháp để bảo vệ mình khỏi những tác nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm thường gặp.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://saigon-gpdaily.com.vn/vat-tai-che-trong-ve-sinh-an-toan-thuc-pham

Related Posts

phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm

Phan Thiết thực hiện việc giám sát, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độ

Nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối…

Kiên quyết xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, thành phố Hà Nội phát hiện hơn 1.800 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh…

Tăng chóng mặt các ca ngộ độc thực phẩm

Tăng chóng mặt các ca ngộ độc thực phẩm

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ…

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Trong đợt cao điểm thực hiện chương trình Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề tiếp tục đảm bảo an ninh,…

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm

Ngày 7/5, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra tại huyện Thanh Trì nhân…

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt là…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *