Sử dụng thực phẩm và phòng chống rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề hấp thu dinh dưỡng và sức khỏe của cả người lớn lẫn trẻ nhỏ, các triệu chứng thường gặp như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy… Rối loạn tiêu hóa có thể chủ động phòng tránh được. Một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa đó là việc sử dụng thực phẩm hằng ngày.

1. Nguồn gốc thực phẩm đảm bảo an toàn:

Nếu nguồn thực phẩm không đảm bảo an toàn, chế biến, bảo quản không đúng cách thì người tiêu dùng dễ bị rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng. Do đó, để phòng rối loạn tiêu hóa từ việc sử dụng thực phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý lựa chọn những thực phẩm an toàn, chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và sử dụng thực phẩm đúng cách.

Theo Cục An toàn thực phẩm, việc lựa chọn thực phẩm phải đảm bảo tươi, ngon (thực phẩm tươi sống), đủ thành phần dinh dưỡng (thực phẩm qua chế biến), bên cạnh đó là tính an toàn của sản phẩm. Có nhiều nhóm thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày, tương ứng với mỗi nhóm thực phẩm có những cách lựa chọn phù hợp:

  • Nhóm ngũ cốc như gạo tẻ, gạo nếp, đậu xanh, đậu đen và nhóm hạt cung cấp chất béo như lạc, vừng…: Hạt phải khô, không bị ẩm mốc, các hạt đều nhau, trong, không đục, màu sắc tự nhiên không bị biến đổi. Nếu cắn thử thấy hạt giòn, không vỡ vụn, sản phẩm có mùi thơm đặc trưng.
Lựa chọn ngũ cốc
Lựa chọn ngũ cốc
  • Nhóm thịt và các sản phẩm từ thịt như thịt lợn, thịt gà, thịt bò… : Thịt dẻo, thơm mùi đặc trưng, không hôi, không có mùi lạ, bề mặt miếng thịt không có lớp màng bao phủ, lấy ngón tay ấn sẽ thấy đàn hồi tốt và không chảy nước.
Thịt tươi
Thịt tươi
  • Nhóm thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư): vảy cá xếp đều, trắng, không bong tróc, không có các dấu hiệu bất thường, mang cá khép chặt, nếu lấy tay nâng mang cá lên xem sẽ thấy mang cá màu hồng tươi, mắt cá to, sáng trong, hơi lồi ra ngoài; chất nhờn trên thân mình phải trong, nhớt và không có mùi lạ. Các hải sản nên mua khi chúng còn sống, không mua hải sản đã bị ôi, không có mùi đặc trưng. Chọn ếch mắt sáng, đầu thon và gân guốc, bụng thường trắng hoặc ửng vàng, da bông vàng sang hoặc bông đen…
  • Đối với nhóm rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả (sản phẩm được tách vỏ, tách hạt, tách múi): chọn lựa rau củ không héo, màu xanh hoặc màu đặc trưng mà không bị biến dạng; cành lá cứng cáp, không mềm, thân cây rau không có nhớt; cuống lá rau phải còn xanh, cứng. Đối với quả, chọn quả không bị nứt, vỏ không thủng, không dập nát, lõi cành bên trong màu xanh, thơm mùi nhựa. Không chọn quả khô, héo, quắt, thâm dập chuyển màu. Nên chọn thực phẩm theo mùa.
Rau củ quả tươi
Rau củ quả tươi
  • Nhóm sữa chế biến như sữa tươi, sữa tiệt trùng, sữa chua, phomai…: chọn sản phẩm có đầy đủ nhãn mác, thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, nơi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm (lưu ý đối với sản phẩm nhập khẩu thì xem thông tin trên nhãn phụ (nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt)). Sản phẩm có màu đặc trưng, không chuyển màu, có mùi thơm của sữa.
  • Thực phẩm đã chế biến sẵn và đã đóng gói (như đồ hộp, giò chả, xúc xích…): Chọn sản phẩm có nhãn mác với đầy đủ các thông tin của sản phẩm (thành phần dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đăng ký chất lượng sản phẩm. Hộp phải sáng bóng không gỉ sét, kín, không bị phồng hơi, không bị móp méo, không có dấu hiệu nứt vỡ. Tùy theo đối tượng, theo độ tuổi mà chọn sản phẩm thích hợp. Lưu ý đối với sản phẩm nhập khẩu thì xem thông tin trên nhãn phụ (nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt).

2. Bao bì thực phẩm có xuất xứ nguồn gốc, hướng dẫn sử dụng:

 Ngoài ra, để đảm bảo an toàn trong sơ chế, chế biến thực phẩm người tiêu dùng lưu ý 10 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organization) về an toàn vệ sinh thực phẩm:

1. Chọn thực phẩm tươi an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kĩ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm tránh rã đông rồi làm đông lại.

2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kĩ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.

3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu càng nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kĩ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, phải được đun kĩ lại.

6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm chín và sống).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.

8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đũa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, không mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước trước khi làm đá lạnh để uống. Đặc biệt cẩn thận với nguồn nước dùng nấu ăn cho trẻ nhỏ.

10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn
10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn

Như vậy, để có bữa ăn hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho những thành viên trong gia đình là điều không khó. Trong đó, việc chọn lựa, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn, giảm thiểu khả năng gặp rối loạn tiêu hóa, góp phần cải thiện và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Phòng QLCLTP

Nguồn: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/ArticleDetail.aspx?NewsID=4356

Related Posts

Nam Bộ nắng nóng, cẩn trọng ngộ độc thực phẩm

Nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi dễ làm hỏng thức ăn nếu không bảo quản cẩn thận, dẫn đến…

Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm

TP.HCM: Tăng cường công tác hậu kiểm về an toàn thực phẩm năm 2024

Nhằm ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm, TP.HCM sẽ tăng cường hoạt động hậu kiểm về an toàn thực…

Kiểm soát chặt về an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Kiểm soát chặt về an toàn thực phẩm mùa lễ hội

Sau Tết Nguyên đán là thời điểm bắt đầu hàng trăm lễ hội lớn, nhỏ thu hút đông đảo khách thập phương cả nước. Đây cũng là thời điểm nhiều…

An toàn thực phẩm tại lễ hội

An toàn thực phẩm tại lễ hội Đến hẹn… lại lo!

Những ngày xuân, tại các đền, chùa, khu di tích… thu hút một lượng lớn người dân, du khách đến trẩy hội. “Ăn theo” các hoạt động…

Chưa hết lo với an toàn thực phẩm

Hà Nội: Chưa hết lo với an toàn thực phẩm

Với hơn 10 triệu người cư trú thường xuyên, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của Hà Nội rất lớn. Cùng với đó là nguy cơ mất…

kiểm tra an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán

Đảm bảo an toàn thực phẩm Tết

Tết Nguyên đán đang tới gần, là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh, mứt, kẹo, rượu, bia, nước…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *