Sử dụng thực phẩm an toàn, giảm lãng phí thực phẩm

Sử dụng thực phẩm an toàn giảm lãng phí thực phẩm hằng ngày góp phần không nhỏ đến việc củng cố nền kinh tế đang đứng trước những khó khăn chống dịch bệnh. Sử dụng thực phẩm vừa giảm lãng phí thực phẩm vừa phải đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày.

Để đảm bảo sức khỏe, cần có tuyên truyền người tiêu dùng những nội dung về việc sử dụng thực phẩm an toàn và giảm lãng phí thực phẩm.

1. Giảm lãng phí thực phẩm:

Theo tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), đối với nhiều người trên thế giới hiện nay, việc lãng phí thực phẩm đã trở thành một thói quen. Thực tế, trên toàn thế giới, khoảng 14% tổng lượng lương thực thực phẩm bị lãng phí mỗi ngày.

Việc thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, đảm bảo chất lượng giúp tăng cường sức đề kháng, cân đối chi tiêu giúp người tiêu dùng đảm bảo sức khỏe. Đồng thời mang lại những lợi ích thiết thực cho gia đình và cho cộng đồng. Theo FAO, người tiêu dùng có thể áp dụng các biện pháp sau để sử dụng thực phẩm an toàn và tránh lãng phí:

2. Sử dụng thực phẩm an toàn:

Lên thực đơn dinh dưỡng hằng ngày, người tiêu dùng có thể tham khảo trên một số trang thông tin điện tử, sách, báo đài… về các công thức nấu ăn đơn giản, phù hợp với điều kiện mỗi người để có bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng.

3. Chỉ mua những gì cần thiết:

Sử dụng thực phẩm an toàn
Lập danh sách các món cần mua

 Lên kế hoạch cho nhiều bữa ăn trong tuần, lập một danh sách những thực phẩm cần mua và tránh mua quá mức cần thiết để giảm chi phí và giảm lãng phí thực phẩm do không dùng hết trước khi bị hỏng.

4. Bảo quản thực phẩm một cách khoa học:

Đối với sản phẩm cần cấp đông: Chia nhỏ lượng thực phẩm cần dùng đủ cho phần ăn trước khi để ngăn đông (tránh rả đông và dùng không hết, sau đó tái cấp đông thực phẩm). Không nên để trữ đông thực phẩm quá nhiều, thời gian quá dài và phải rả đông theo các phương pháp rả đông: Rả đông trong tủ lạnh; Rả đông trong nước lạnh; Rả đông bằng lò vi song hoặc chế biến thực phẩm ngay không cần rả đông.

Thịt tươi được đông lạnh
Thịt tươi được đông lạnh

Đối với sản phẩm trái cây, rau củ quả: Rửa sạch, để ráo và cho vào hộp chuyên dụng trước khi để vào ngăn mát, tránh thoát hơi nước làm giảm chất lượng sản phẩm.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

5. Hiểu biết về ghi nhãn thực phẩm

Có sự khác biệt rất lớn giữa cụm từ “ngày sử dụng tốt nhất” và “hạn sử dụng”: Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “sử dụng đến ngày”hoặc “hạn sử dụng” (use by dates): Điều này có nghĩa thực phẩm phải được sử dụng trước một khoảng thời gian nhất định vì lý do sức khỏe và tính an toàn.

Không sử dụng thực phẩm sau ngày ghi trên nhãn và không được bán sản phẩm sau ngày sử dụng vì sản phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của người sử dụng; Khi nhãn thực phẩm ghi cụm từ “ngày sử dụng tốt nhất”:

 Chúng ta vẫn có thể sử dụng thực phẩm khoảng một thời gian sau ngày sử dụng tốt nhất vì chúng vẫn an toàn (tuy nhiên các thực phẩm này có thể đã bị giảm chất lượng). Thực phẩm ghi hạn sử dụng tốt nhất có thể bán sau ngày đó với điều kiện thực phẩm vẫn phù hợp với người sử dụng và đã chứng minh với cơ quan có thẩm quyền.

Ảnh minh họa về cách ghi hạn sử dụng của một số thực phẩm
Ảnh minh họa về cách ghi hạn sử dụng của một số thực phẩm

Ngoài ra, kiểm tra nhãn thực phẩm để tìm các thành phần không lành mạnh như chất béo, chất bảo quản đồng thời tránh những loại thực phẩm có thêm đường hoặc muối.

6. Tận dụng rác thải thực phẩm/thực phẩm thừa:

Tận dụng phần thừa của thực phẩm
Tận dụng phần thừa của thực phẩm

Thay vì vứt bỏ thức ăn thừa thì hãy ủ chúng trong đất (nếu gia đình có trồng cây) hoặc phân loại rác thực phẩm (rác hữu cơ) với các loại rác khác để nhân viên công ích thu gôm loại rác này và vận chuyển đến các nhà máy xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost. Bằng cách này, chúng ta đang cung cấp chất dinh dưỡng trở lại đất và giảm lượng khí carbon thải ra ngoài thiên nhiên.

Tóm lại, chúng ta cùng chung tay “Sử dụng thực phẩm an toàn và tránh lãnh phí thực phẩm” là một trong các biện pháp cấp bách, không thể thiếu được để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tăng sức đề kháng, góp phần không nhỏ đến việc phòng chống dịch bệnh, ổn định nền kinh tế./.

Phòng QLCLTP

Nguồn: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/ArticleDetail.aspx?NewsID=3800

Related Posts

Xử Phạt Vi Phạm An Toàn Thực Phẩm

Xử Phạt Vi Phạm An Toàn Thực Phẩm: Các Quy Định Cần Biết

Tầm Quan Trọng Của An Toàn Thực Phẩm An toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm…

An Toàn Thực Phẩm Dịp Tết Nguyên Đán

Đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm Dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ và Lễ Hội Xuân 2025

Tăng Cường Truyền Thông và Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực…

an toàn thực phẩm tết nguyên đán 2025

TPHCM triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tết nguyên đán 2025

Kế Hoạch Bảo Đảm An Toàn Thực Phẩm Sở An Toàn Thực Phẩm TP.HCM vừa công bố kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm cho dịp…

tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, tạo điều kiện để các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc trà trộn vào…

kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Bảo vệ sức khỏe dịp cuối năm

Tăng nhu cầu thực phẩm cuối năm: Nguy cơ và giải pháp an toàn thực phẩm Những tháng cuối năm luôn là thời điểm nhu cầu tiêu…

Quảng Ninh tăng cường giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn trường học là nhiệm vụ trọng tâm tại Quảng Ninh. Đây không chỉ là vấn…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *