Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững
15 tỉnh cung ứng nông sản an toàn, chất lượng cho đô thị 10 triệu dân

Để phục vụ nhu cầu nông sản, thực phẩm cho hơn 12 triệu dân, TP.HCM phối hợp liên kết với 15 tỉnh thành đảm bảo chuỗi cung ứng chất lượng, an toàn, sạch từ nguồn.

Với dân số hơn 12 triệu người, TP.HCM là địa bàn trọng điểm lớn nhất cả nước về sản xuất, chế biến, lưu thông, cũng như cung ứng nông sản, thực phẩm.

Theo Sở NN-PTNT TP.HCM, hiện nay sản xuất nông nghiệp tại TP.HCM mới chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cầu thực phẩm. Cụ thể, rau, củ, quả sản xuất tại TP.HCM mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu; động vật sống đáp ứng được 10%; thủy sản và sản phẩm thủy sản cũng đáp ứng khoảng 15-20% nhu cầu của người dân thành phố. Phần còn lại phải nhập từ các tỉnh hoặc nhập khẩu qua nhiều đường khác nhau.

Chính vì vậy, việc đảm bảo nguồn nông sản, thực phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm cho người dân luôn được UBND TP.HCM, Sở NN-PTNT TP.HCM, Sở Công thương TP.HCM, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, các doanh nghiệp, hệ thống phân phối… quan tâm đặt lên hàng đầu.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM thời gian qua, mặc dù chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản đã được cải thiện đáng kể nhưng không ổn định; tỷ trọng thực phẩm nông lâm thủy sản có khả năng truy xuất, minh bạch nguồn gốc xuất xứ còn thấp dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Thành phố. Mặt khác, số vụ vi phạm về an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc vẫn còn diễn ra gây bức xúc cho người tiêu dùng.

Khu vực sơ chế, đóng gói nông sản sau thu hoạch
Khu vực sơ chế, đóng gói nông sản sau thu hoạch

Vì vậy, nhằm phối hợp kiểm soát thực phẩm từ nguồn và kết nối các sản phẩm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ tỉnh đưa về thành phố tiêu thụ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã ký kết triển khai công tác phối hợp quản lý, kết nối tiêu thụ nông sản, thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm có sản phẩm đưa về Thành phố giai đoạn 2021-2025 với Sở NN-PTNT 15 tỉnh gồm: Bà Rịa – Vùng Tàu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Vĩnh Long. Đồng thời, qua đó, góp phần đẩy mạnh sản xuất và nâng cao hiệu quả giám sát an toàn thực phẩm của các tỉnh thành.

“Việc ký kết giữa TP.HCM và các tỉnh góp phần khẳng định mục tiêu xây dựng, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản, thủy sản an toàn giữa các tỉnh và TP.HCM được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác…) đến cơ sở sơ chế/ giết mổ, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản và truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ”, bà Lan cho hay.

Cũng theo bà Lan, thông qua việc ký kết và triển khai các chương trình, đề án đảm bảo an toàn thực phẩm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM phối hợp với Sở NN-PTNT các tỉnh thiết lập hệ thống quản lý đối với các cơ sở đạt chứng nhận an toàn kinh doanh tại TP.HCM, đặc biệt cung cấp vào bếp ăn trường học, hệ thống kinh doanh hiện đại và mở rộng đến chợ đầu mối, chợ truyền thống  được quản lý, kiểm soát tương tự như cơ sở đạt “chuỗi thực phẩm an toàn”.

Có thể nói, TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn. Thông qua việc vận hành, quản lý thực phẩm theo chuỗi, đã thiết lập hệ thống quản lý giám sát sản phẩm từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng nhằm mục tiêu cung cấp thực phẩm an toàn cho người dân thành phố.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, trong thời gian tới, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM phối hợp Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Dự án “An toàn thực phẩm vì sự phát triển – SAFEGRO’, Sở NN-PTNT TP.HCM xây dựng và phát triển một số chuỗi giá trị nông lâm thủy sản bền vững góp phần triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản bền vững giao thương giữa TP.HCM và các tỉnh, thành phố giai đoạn 2022 – 2025.

Đảm bảo chất lượng nông sản ngay từ vùng nguyên liệu.
Đảm bảo chất lượng nông sản ngay từ vùng nguyên liệu.

Đồng thời, hỗ trợ, tạo điều kiện tìm đầu ra cho sản phẩm an toàn, được sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, GAP, GlobalGAP, nông nghiệp hữu cơ,…), các sản phẩm OCOP, sản phẩm được sản xuất từ các doanh nghiệp được chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ, hệ thống siêu thị,… của TP.HCM đến khảo sát vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh để ký kết, bao tiêu sản phẩm. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông sản thực phẩm hoàn thiện các thủ tục, thực hiện quy định truy xuất nguồn gốc, giám sát an toàn thực phẩm để đưa nông sản, thực phẩm an toàn vào tiêu thụ tại TP.HCM.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/15-tinh-cung-ung-nong-san-an-toan-chat-luong-cho-do-thi-10-trieu-dan-d339726.html

Related Posts

tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm

Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm cuối năm

Những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, tạo điều kiện để các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc trà trộn vào…

kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Nội tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm: Bảo vệ sức khỏe dịp cuối năm

Tăng nhu cầu thực phẩm cuối năm: Nguy cơ và giải pháp an toàn thực phẩm Những tháng cuối năm luôn là thời điểm nhu cầu tiêu…

Quảng Ninh tăng cường giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn trường học

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn trường học là nhiệm vụ trọng tâm tại Quảng Ninh. Đây không chỉ là vấn…

Hà Nội lấy ý kiến người dân về việc tăng gấp đôi mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Dự thảo Nghị quyết tăng cường mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm HĐND TP Hà Nội đang tiến hành lấy ý kiến nhân dân…

kinh doanh tự phát và hàng rong mất an toàn thực phẩm

TP Hồ Chí Minh: Tập trung giải quyết kinh doanh tự phát và hàng rong mất an toàn thực phẩm

Với đặc thù di chuyển khắp nơi, không có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, việc kiểm soát an toàn thực phẩm…

Kiến nghị triển khai nhiều giải pháp để xử lý vấn nạn thực phẩm bẩn

Bộ Y tế trả lời cử tri kiến nghị triển khai nhiều giải pháp để xử lý vấn nạn thực phẩm bẩn và thông tin các kết…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *