Các bước để tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất

Một sản phẩm thực phẩm do các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất muốn lưu hành hợp pháp trên thị trường thì nó phải đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này do các bộ ngành có thẩm quyền quy định. Khi kiểm định chất lượng sản phẩm đã đã tiêu chuẩn thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền này sẽ tiến hành cấp phép đủ điều kiện, tiêu chuẩn để sản phẩm được kinh doanh ra thị trường. Tất cả quá trình này doanh nghiệp cần làm các bước để tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm do đơn vị mình sản xuất đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Hãy tham khảo nội dung bài viết này để biết các bước cụ thể để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.

Các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm chức năng
Các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm chức năng. Nguồn: ATVSTP

1. Các bước để tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm

a. Làm hồ sơ

Bước đầu tiên trong các bước để tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm là lập hồ sơ, để trình lên các cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm.

Hồ sơ sẽ được quy định theo mẫu sẵn được hướng dẫn tại các cơ quan có thẩm quyền quy định. Bạn cần hoàn thiện hồ sơ theo mẫu sẵn này đầy đủ từng bước theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các bước hoàn thiện hồ sơ bạn có thể nhờ các công ty tư vấn về luật để được hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Các công ty tư vấn luật cũng sẽ giải thích rõ cho bạn những điểm bạn còn chưa rõ trong hồ sơ, cũng như quá trình từ khi làm hồ sơ đến khi trình lên các cơ quan chức năng thì cần trải qua những bước nào, mất thời gian bao lâu. Nếu trong các bước để tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm của doanh nghiệp bạn gặp bất cứ khó khăn, vướng mắc gì thì nhân viên của công ty tư vấn luật sẽ tư vấn và tháo gỡ khó khăn cho bạn. Họ cũng giúp bạn hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh nhất để có thể rút ngắn thời gian xin cấp phép và các bước để tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm của bạn cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian.

Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm để sản phẩm có phép lưu hành kinh doanh
Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm để sản phẩm có phép lưu hành kinh doanh

b. Chuẩn bị kết quả kiểm nghiệm sản phẩm

Muốn chuẩn bị các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì cùng với hồ sơ để nộp nên cơ quan chức năng, thì bạn còn phải chuẩn bị sẵn kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mà mình muốn công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm này yêu cầu phải là kết quả mới nhất, thời hạn không quá 12 tháng kể từ ngày kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm phải cho thấy được các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được quy định tại Nghị định của Chính phủ về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho các sản phẩm thực phẩm được phép lưu hành kinh doanh trên thị trường.

kết quả kiểm nghiệm sản phẩm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Bởi đây là bằng chứng pháp lý quan trọng chứng minh sản phẩm mà doanh nghiệp, cơ sở này sản xuất đã được chứng nhận là đạt yêu cầu kiểm nghiệm khắt khe tại các cơ quan chức năng đủ thẩm quyền theo quy định của nhà nước. Và sản phẩm này an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng và được phép lưu hành kinh doanh tự do đã được cấp phép tiêu chuẩn chất lượng từ cục Y tế.

Trong các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm, việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm của mình thì cần chú ý hai yếu tố là về thời gian kiểm nghiệm và cơ quan chứng nhận kết quả kiểm nghiệm. Về thời gian như đã nói ở trên tức là không quá thời hạn 12 tháng. Nếu bạn đưa ra được kết quả kiểm nghiệm gần thời gian tự công bố tiêu chuẩn chất lượng thì khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn vào kết quả kiểm nghiệm.

Về yếu tố cơ quan chứng nhận kết quả kiểm nghiệm thì bạn cần đưa ra được  dấu chứng nhận của cơ quan đủ thẩm quyền kiểm nghiệm. Điều này phụ thuộc vào sản phẩm của bạn thuộc lĩnh vực gì thì sẽ có riêng cơ quan quản lý của lĩnh vực đó kiểm nghiệm sản phẩm và chứng thực cho bạn xem sản phẩm của bạn có đạt tiêu chuẩn chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không và sản phẩm của bạn có an toàn cho sức khỏe để lưu hành kinh doanh rộng rãi được hay không? Sau khi có được kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước thì bạn mới có thể tiến hành các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm của mình được.

Các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm là việc doanh nghiệp phải thực hiện
Các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm là việc doanh nghiệp phải thực hiện

c. Tiến hành các bước tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

sau khi hoàn thiện hồ sơ và giấy kiểm nghiệm sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước, đã được các cơ quan có thẩm quyền liên quan chứng nhận thì cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiến hành các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trang thông tin điện tử chính thức của doanh nghiệp, tổ chức và các cơ sở sản xuất. Việc tiến hành các bước tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm này cần có sự chứng kiến của nhân viên các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận.

Tổ chức, doanh nghiệp sau khi tiến hành các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm trên các phương tiện thông tin thì nộp hồ sơ đầy đủ kèm giấy kiểm nghiệm kết quả sản phẩm có công chứng về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Để cơ quan này lưu trữ hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của tổ chức doanh nghiệp và họ công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận hồ sơ này.

2. Những lưu ý khi thực hiện các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm

Tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm cần lưu ý về hồ sơ và sản phẩm
Tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm cần lưu ý về hồ sơ và sản phẩm

Khi thực hiện các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều sau:

a. Về hồ sơ: Trong khi thực hiện các bước tự công bố tiêu lượng sản phẩm thì hồ sơ yêu cầu tất cả phải được ghi rõ ràng bằng tiếng Việt. Nếu sản phẩm có các yếu tố tài liệu nước ngoài thì cần được dịch ra tiếng Việt và được gửi kèm trong hồ sơ nộp về các cơ quan tiếp nhận có thẩm quyền.

Ngoài việc tất cả các giấy tờ hồ sơ được ghi rõ ràng bằng tiếng Việt thì các giấy tờ nộp bản sao cần được công chứng đầy đủ và còn hiệu lực theo quy định của luật công chứng. Rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức bị lúng túng ở bước này khi mà giấy tờ công chứng hết hiệu lực công chứng nhưng vẫn sử dụng để nộp trong hồ sơ và không được các cơ quan đủ thẩm quyền tiếp nhận. Do giấy đã hết thời hạn theo luật công chứng.

b. Về sản phẩm: Không phải một sản phẩm chỉ thực hiện các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm một lần. Mà khi sản phẩm sản xuất có thay đổi thành phần, xuất xứ hoặc tên sản phẩm thì các bước tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trước đó đã không còn hiệu lực. Doanh nghiệp, tổ chức lại phải thực hiện lại các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm từ đầu do sản phẩm doanh nghiệp sản xuất đã thay đổi về thành phần cấu tạo.

Việc thực hiện các bước tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm là điều cần thiết cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vì doanh nghiệp tạo được niềm tin và uy tín, còn người tiêu dùng cũng yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm đã được kiểm định.

Hiện nay: ATVSTP.ORG.VN hỗ trợ mọi thủ tục giấy tờ nhanh và đầy đủ nhất tại khu vực Tp.Hồ Chí Minh. Các khu vực khác vui lòng gọi Hotline: 0909.730.849 để chúng tôi tư vấn đầy đủ tốt nhất cho bạn theo từng khu vực. Xin cám ơn.

Địa chỉ: 47/111 Nguyễn Hữu Tiến, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0975 730 849

Website: https://atvstp.org.vn

Nguồn: https://saigon-gpdaily.com.vn/cac-buoc-de-tu-cong-bo-tieu-chuan-san-pham

Related Posts

phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm

Phan Thiết thực hiện việc giám sát, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độ

Nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối…

Kiên quyết xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, thành phố Hà Nội phát hiện hơn 1.800 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh…

Tăng chóng mặt các ca ngộ độc thực phẩm

Tăng chóng mặt các ca ngộ độc thực phẩm

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ…

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Trong đợt cao điểm thực hiện chương trình Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề tiếp tục đảm bảo an ninh,…

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm

Ngày 7/5, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra tại huyện Thanh Trì nhân…

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt là…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *