Sử dụng và bảo quản sữa, các sản phẩm từ sữa an toàn cho gia đình

Bảo quản sữa, các sản phẩm từ sữa không thể thiếu trong tất cả các bữa ăn gia đình hằng ngày. Đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ đều tích trữ sẵn trong nhà để dự trữ sử dụng.

1. Sữa cung cấp dinh dương cho cuộc sống:

Như chúng ta đã biết, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai, kem chua, kem tươi, …) là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giúp phòng chống bệnh tật và quen thuộc với mọi gia đình, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các loại thực phẩm từ sữa này nếu không tuân thủ các nguyên tắc trong sử dụng và bảo quản thì sẽ dễ hư hỏng và có nguy cơ gây các bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc thực phẩm.

Bộ Y tế khuyến khích người dân áp dụng công thức dinh dưỡng 4 – 5 – 1 vào bữa ăn hàng ngày bên cạnh việc tăng cường vận động và giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống, để mỗi người sẽ là “một lá chắn thép” vững chắc tăng sức đề kháng, tăng cường thể trạng sức khỏe. Mỗi bữa ăn hàng ngày có ít nhất 5 nhóm trong 8 nhóm thực phẩm, trong đó, nhóm sữa và các chế phẩm từ sữa là thực phẩm cần có

Công thức dinh dưỡng 4-5-1 tăng cường sức khỏe
Công thức dinh dưỡng 4-5-1 tăng cường sức khỏe

Để bảo đảm an toàn khi chọn mua, sử dụng và bảo quản sữa cũng như các chế phẩm từ sữa, người tiêu dùng cần lưu ý các vấn đề sau:

1.1 Chọn mua sữa và các chế phẩm từ sữa:

Khi mua các loại sữa và các chế phẩm từ sữa được đóng hộp, đóng gói…., chúng ta cần chú ý đến thời gian sản xuất hay hạn sử dụng. Ngoài ra cũng cần xem kỹ để đảm bảo sản phẩm có bao bì còn nguyên vẹn, không bị móp méo, không phồng, gỉ, hoặc vết lõm. Chọn mua sản phẩm ở những cửa hàng đáp ứng điều kiện đảm bảo an toàn như:

Sản phẩm được đặt ở nơi thoáng mát, không bày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, không đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau hay nhiều thùng sản phẩm khác chồng lên thùng sữa; đối với sản phẩm sữa chua thì phải bảo đảm điều kiện bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất.

2. Sử dụng và bảo quản: 

Tùy theo từng loại sữa và các chế phẩm từ sữa mà chúng ta có cách sử dụng và bảo quản khác nhau:

 2.1 Sữa tươi:

Cách bảo quản sữa tươi còn nguyên hộp:

Với sữa thanh trùng, nên bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh và ở nơi tối nhất có thể. Nhiệt độ hoàn hảo để bảo quản sữa thanh trùng thường là 2-6 độ C và có thể được lưu trữ trong 7-15 ngày khi chưa mở nắp.

Sữa tiệt trùng (khi chưa mở hộp) thì có thể để ở nơi thoáng mát, bảo quản được khoảng 6 tháng đến 1 năm khi chưa được mở ra theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Một lưu ý quan trọng là không nên để sữa gần với các loại ánh sáng như ánh nắng mặt trời hay bóng đèn, kể cả bóng đèn trong tủ lạnh.

Bảo quản sữa tươi khi đã dùng dở:

Sau khi uống dở, không được để sữa ở nhiệt độ thường vì vi khuẩn rất dễ thâm nhập và phá vỡ cấu trúc của sữa. Thay vào đó, hãy cất ngay vào tủ lạnh và để ở nhiệt độ từ 4 – 6 độ C. Khi để trong tủ lạnh, cần đậy chặt nắp sữa sau khi dùng, bởi sữa rất dễ bị nhiễm khuẩn. Môi trường tủ lạnh vốn có nhiệt độ thấp nhưng vẫn tồn tại vi khuẩn vì chúng ta cất trữ nhiều thực phẩm trong đó. 

Khi để trong tủ lạnh, bạn cũng cần đậy chặt nắp sữa mỗi khi dùng xong
Khi để trong tủ lạnh, bạn cũng cần đậy chặt nắp sữa mỗi khi dùng xong

Một điểm cần lưu ý: Sữa tươi khi đã rót ra khỏi chai/hộp và dùng không hết, chúng ta không nên rót trở lại vào hộp. Cách tốt nhất là hãy rót sữa vào ly và dùng màng bọc kín lại, cất vào tủ lạnh và dùng hết trong vòng 48 giờ. Khi cần, lấy phần sữa tươi này ra dùng vẫn cho chất lượng rất thơm ngon. 

 2.2 Sữa bột (Sữa công thức):

Sữa bột nên dùng hết ngay sau mỗi lần pha
Kartoffelpüree Zutaten

Sữa công thức là một trong những sản phẩm dinh dưỡng đặc biệt, đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về quá trình sản xuất, phân phối, bảo quản và sử dụng.

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc Gia đã đưa ra những lời khuyên hữu ích khi sử dụng và bảo quản sữa: “Khi pha sữa, trước tiên, cần phải đọc kỹ hướng dẫn. Hướng dẫn trên từng hộp sữa chính là hướng dẫn chuẩn nhất cho từng loại sữa cụ thể. Pha đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất về số lượng muỗng sữa và số mililit nước thì sẽ được sữa dạng lỏng pha chuẩn.

Tốt nhất là sữa được dùng hết ngay sau mỗi lần pha. Trong 1 số trường hợp, chúng ta lỡ pha lượng sữa còn dư thừa nhiều hơn so với lượng sữa mà bé uống được thì nên cất giữ lượng sữa dư (tốt nhất là sẻ riêng trước khi bắt đầu bữa sữa) trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng cho bữa sau và không nên để lâu quá 4 tiếng. Trước khi sử dụng sữa được bảo quản lạnh, nên làm ấm sữa bằng cách ngâm vào bát nước ấm hoặc sử dụng bình hâm nóng sữa, tuyệt đối không dùng lò vi sóng”.

BS Lê Bạch Mai cũng chia sẻ thêm về những điều cần lưu ý trong quá trình bảo quản sữa bột như sau: 

“Sau khi mở hộp sữa, chú ý không nên sử dụng quá 3 tuần và đậy nắp hộp sữa thật kín sau mỗi lần pha sữa. Ngoài ra, không nên bảo quản hộp sữa bột đã mở nắp trong tủ lạnh. Vì ngăn mát của tủ lạnh có độ ẩm rất thấp, khi chúng ta mang hộp sữa ra khỏi tủ lạnh để lấy sữa pha cho bé thì đấy lại là cơ hội để sữa bột hút ẩm ngoài không khí làm sữa dễ bị vón cục.

Đối với sữa bột chỉ cần bảo quản ở môi trường thoáng mát, tránh côn trùng xâm nhập, không nên cất giữ ở những nơi quá nóng hoặc gần bếp chế biến thực phẩm” 

2.3 Sữa chua:

 Sữa chua nên được bảo quản trong tủ lạnh
 Sữa chua nên được bảo quản trong tủ lạnh

Đối với các sản phẩm sữa chua (yaourt), người tiêu dùng nên xem thông tin trên nhãn sản phẩm để bảo quản sữa thích hợp. Thông thường, sữa chua ăn bắt buộc phải được giữ ở nhiệt độ thấp của tủ lạnh. Nếu được để ở nhiệt độ bình thường, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua sẽ không được kiểm soát và phát triển nhanh, chúng lên men tự do với đường sữa trong sữa chua, làm cho sữa chua ngày càng chua hơn và hương vị không còn ngon.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện một loại sữa chua uống có thể được để ở nhiệt độ bình thường.

Thực tế, loại sữa này đã phải trải qua quá trình thanh trùng ở nhiệt độ cao sau khi lên men sữa chua ở nhiệt độ thấp với vi khuẩn axit lactic để giết chết tất cả các vi khuẩn axit lactic đã được lên men trong sữa chua. Do đó, loại sữa chua có thể được để ở nhiệt độ thường này gần như vô trùng, có thể được bảo quản ở nhiệt độ 4-25 độ C trong khoảng 6 tháng mà không cần thêm bất kỳ chất bảo quản nào. 

2.4 Phô mai (phomai):

Phô mai có thể được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh
Phô mai có thể được bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc ngăn mát tủ lạnh

Để bảo quản sản phẩm phô mai, người tiêu dùng nên xem thông tin trên nhãn sản phẩm để bảo quản thích hợp. Nếu mua một lượng phô mai nhỏ và chỉ có ý định dùng hết trong khoảng 1 tới 2 ngày thì chúng ta chỉ cần bảo quản bình thường ở nhiệt độ phòng mà chưa cần dùng tới tủ lạnh.

Nếu chúng ta mua nhiều và muốn dùng trong thời gian dài thì cần bọc phô mai cẩn thận bằng túi hút chân không bảo quản thực phẩm và để vào ngăn mát của tủ lạnh. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản phô mai là từ 5 – 8 độ C, không nên bảo quản phô mai ở ngăn đá vì nhiệt độ quá lạnh sẽ làm phô mai dễ bị mất mùi cũng như giảm chất lượng. 

3. Tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe

 Nhằm tăng cường sức đề kháng và xây dựng lối sống lành mạnh, người dân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập sức khỏe mỗi ngày. Việc sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp tăng cường chất dinh dưỡng, tăng sức đề kháng để có một sức khỏe tốt nhằm phòng, chống lại bệnh.

Sữa và các chế phẩm từ sữa khi sử dụng nhận thấy sản phẩm có màu sắc hay mùi vị khác lạ thì không nên dùng. Người tiêu dùng cần tuân thủ các nguyên tắc trong sử dụng và bảo quản tùy theo từng loại sản phẩm sữa và các chế phẩm từ sữa để phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm./.

Phòng Quản lý Chất lượng thực phẩm

Nguồn: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/ArticleDetail.aspx?NewsID=3854

Related Posts

phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm

Phan Thiết thực hiện việc giám sát, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độ

Nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối…

Kiên quyết xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, thành phố Hà Nội phát hiện hơn 1.800 cơ sở vi phạm an toàn vệ sinh…

Tăng chóng mặt các ca ngộ độc thực phẩm

Tăng chóng mặt các ca ngộ độc thực phẩm

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.138 người mắc (tăng hơn 200% so với cùng kỳ…

Đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm

Trong đợt cao điểm thực hiện chương trình Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề tiếp tục đảm bảo an ninh,…

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm

Ngày 7/5, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra tại huyện Thanh Trì nhân…

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm

Thời gian qua, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng của tỉnh quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt là…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *