AN TOÀN BÁNH KẸO DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Ngày nay, bánh kẹo không chỉ đơn thuần là món khoái khẩu của trẻ con mà các bạn trẻ và người lớn cũng ngày càng quan tâm và ưa chuộng. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, người tiêu dùng hay có thói quen biếu tặng sản phẩm bánh, kẹo để dùng hoặc tiếp khách trong những ngày Tết. Trước nhu cầu tăng cao của thị trường đối với sản phẩm bánh kẹo vào dịp lễ, Tết, một số cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo không đảm bảo chất lượng, hoặc làm nhái các sản phẩm thương hiệu nổi tiếng…; các sản phẩm bánh kẹo mang danh “nhập khẩu” nhưng không có nhãn phụ hoặc nhãn phụ mập mờ về thông tin hoặc các sản phẩm bánh kẹo, mứt không có bao bì, nhãn mác, thông tin chi tiết về thành phần, nguyên liệu sản phẩm, cơ sở sản xuất… được trưng bày trong các bịch, hũ lớn và được bán theo khối lượng…

Bánh kẹo không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ
Bánh kẹo không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bánh kẹo phải được cơ quan kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm

Sản phẩm bánh kẹo nằm trong danh mục thực phẩm bắt buộc phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. Do đó, những sản phẩm này khi lưu thông trên thị trường phải được thực hiện việc tự công bố phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Vì vậy, khi chọn mua bánh kẹo trong dịp Tết Nguyên đán, người tiêu dùng cần lưu ý một số thông tin như sau:

–  Chọn mua các sản phẩm đã được doanh nghiệp thực hiện tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; đối với các sản phẩm được doanh nghiệp đăng ký thực hiện tự công bố tại Thành phố Hồ Chí Minh, người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin tại website Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

–  Quan sát kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm; bao bì phải có đầy đủ các nội dung về nhãn theo quy định như tên sản phẩm, thông tin nơi sản xuất, xuất xứ, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản sản phẩm… tránh mua sản phẩm có bao bì không nguyên vẹn, chữ in trên bao bì không sắc nét. Đối với sản phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt.

– Lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng nhái kiểu dáng, nhãn hiệu. Đối với các sản phẩm bán theo khối lượng nên chọn mua ở những nơi uy tín, có giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sản phẩm, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, thông tin sản xuất và chất lượng sản phẩm vì những sản phẩm này thường được trưng bày trong các túi, hũ lớn thiếu các thông tin bắt buộc về sản phẩm.

– Nếu chọn giỏ quà Tết gói sẵn để biếu, người tiêu dùng cần chú ý chất lượng sản phẩm bên trong, tránh sản phẩm đã hết hạn hoặc gần hết hạn; hàng nhái, hàng giả kém chất lượng. Nên chọn mua riêng từng sản phẩm và nhờ người bán xếp thành giỏ quà.

– Đối với các sản phẩm mứt khô nên chọn loại có màu sắc tự nhiên, hạn chế loại có nhiều màu sắc tổng hợp; bao bì còn nguyên vẹn, bày bán nơi thoáng mát, mới sản xuất và còn hạn sử dụng; quan sát kỹ bên ngoài sản phẩm nếu phát hiện mứt bị mốc, thâm kim hay có mùi hôi, chảy nước, mùi chua thì tuyệt đối không sử dụng.

Xuất xứ nguồn gốc và hạn dùng rõ ràng
Xuất xứ nguồn gốc và hạn dùng rõ ràng

Chọn bánh kẹo có xuất xứ nguồn gốc và hạn dùng rõ ràng

Để có một mùa Tết an toàn và trọn vẹn, người tiêu dùng nên lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc, không có mùi khó chịu cũng như tránh chọn mua những sản phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe và nên chọn mua tại những nơi uy tín, chất lượng và đáng tin cậy. Bên cạnh đó, người dân khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cần chủ động thông tin, báo ngay đến các cơ quan có thẩm quyền như Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Cục Quản lý thị trường, chính quyền địa phương… nhằm có biện pháp kiểm tra, giám sát và kịp thời ngăn chặn./.

Phòng Quản lý Chất lượng thực phẩm

Nguồn: http://bqlattp.hochiminhcity.gov.vn/ArticleDetail.aspx?NewsID=4684

Related Posts

Sở An toàn thực phẩm TPHCM cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ so biển

Mới đây, Sở An toàn thực phẩm TPHCM ban hành văn bản cảnh báo về nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ so biển, trước tình trạng…

nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại các cổng trường học

Hải Phòng: Nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại các cổng trường học trên địa bàn

Năm học mới 2024-2025 đang đến gần, để học sinh đến trường mỗi ngày là một niềm vui và được chăm sóc toàn diện về thể chất…

khen thưởng người tố giác vi phạm về an toàn thực phẩm

Hà Nội sẽ khen thưởng người tố giác vi phạm về an toàn thực phẩm

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 34 – CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với…

Bà Rịa – Vũng Tàu Kịp thời hướng dẫn quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Ban quản lý các chợ thực hiện 3.588 test nhanh…

đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn doanh nghiệp

Bộ Y tế nêu giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn doanh nghiệp

Việc đảm bảo chất lượng bữa ăn ca cho người lao động, cũng như an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở doanh nghiệp thuộc…

phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm

Phan Thiết thực hiện việc giám sát, phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độ

Nhằm tăng cường kiểm soát chất lượng thực phẩm, giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đánh giá nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *